Cuộc sống tuổi 71 của nghệ sĩ cải lương Tuấn Thanh
Ngày 25.1, Trần Thị Thanh Thúy cùng CLB Gresik Petrokimia Pupuk chạm trán với CLB Bandung BJB Tandamata ở lượt trận thứ 6 cũng là lượt đấu cuối giai đoạn lượt đi của giải bóng chuyền nữ Indonesia (Proliga). Đây là trận đấu mà cựu thủ quân đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam Trần Thị Thanh Thúy thi đấu ấn tượng. Không chỉ tấn công hiệu quả, Thanh Thúy còn hỗ trợ phòng ngự tốt với những pha bám chắn thành công. Tuy nhiên trong ngày các đồng đội thi đấu dưới sức, nhiều lần bắt bước một hỏng, chuyền hai phát động tấn công chưa tốt, một mình "cánh én" Thanh Thúy không thể mang lại "mùa xuân" cho CLB Gresik Petrokimia Pupuk. Trần Thị Thanh Thúy cùng các đồng đội CLB Gresik Petrokimia Pupuk giành chiến thắng 25/22 ở ván đầu sau đó để đối thủ thắng liên tiếp 3 ván còn lại với điểm số lần lượt là 22/25, 16/25, 13/25. Là người ghi điểm số nhiều nhất cho CLB Gresik Petrokimia Pupuk với 17 điểm nhưng Thanh Thúy ngậm ngùi rời sân sau trận thua ngược 1-3 trước đối thủ. Trận thua này khiến CLB Gresik Petrokimia Pupuk mà Thanh Thúy đầu quân đứng trước nguy cơ không phải lọt vào tốp 4 chung cuộc để đấu vòng bán kết. CLB Gresik Petrokimia Pupuk cần có những sự bổ sung kịp thời về lực lượng cũng như khắc phục điểm yếu nếu muốn cải thiện thành tích ở giai đoạn lượt về tại Proliga. Theo lịch thi đấu của giai đoạn lượt về, Trần Thị Thanh Thúy cùng CLB Gresik Petrokimia Pupuk lần lượt đối đầu với CLB Jakarta Popsivo Polwan (ngày 26.1), CLB Jakarta Pertamina Enduro (ngày 8.2), CLB Jakarta Elektrik PLN (ngày 9.2), CLB Bandung BJB Tandamata (ngày 14.2), CLB Jakarta Livin Mandiri (ngày 15.2) và CLB Yogya Falcons (ngày 21.2).Chuyện người con dâu “đi lạc” đến làng
Ngày 22.2, tại H.Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Ban Quản lý dự án Điện 3 tổ chức lễ triển khai thi công xây dựng Dự án nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái - giai đoạn 2. Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Ninh Thuận Phạm Văn Hậu; Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam; Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn, đại diện Bộ Công thương, Cơ quan phát triển Pháp (AfD)... tới dự.Dự án nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Dự án thuộc Công trình năng lượng, nhóm A, cấp đặc biệt, được xây dựng tại H.Bác Ái và H.Ninh Sơn. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 21.000 tỉ đồng, được thu xếp từ vốn vay và vốn của EVN.Nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái là công trình thủy điện tích năng đầu tiên được xây dựng tại VN có quy mô 4 tổ máy với công nghệ tích hợp 2 chiều tua bin - bom, máy phát điện - động cơ với tổng công suất lắp máy là 1.200 MW.Nhà máy này có nhiệm vụ phát điện phủ đỉnh với công suất lớn nhất 1.200 MW lên hệ thống điện quốc gia vào giờ cao điểm, bơm nước từ hồ dưới là hồ thủy lợi Sông Cái lên hồ trên để tích trữ năng lượng vào giờ thấp điểm; góp phần làm phẳng biểu đồ phụ tải cho hệ thống điện với số giờ phát điện phủ đỉnh hàng ngày tối đa là 7 giờ. Công trình này còn có nhiệm vụ điều tần, chạy bù công suất và dự phòng quay cho hệ thống điện.Theo EVN, khu vực các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận tập trung cao nhiều dự án năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió) và tương lai có thêm các nhà máy điện hạt nhân, hoạt động của Thủy điện tích năng Bác Ái sẽ góp phần điều tiết công suất và ổn định nguồn điện khu vực.Cũng theo EVN, dự án được phân kỳ đầu tư theo 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn thứ nhất, cụm công trình cửa xả nằm sâu trong lòng hồ thủy lợi Sông Cái đã được EVN triển khai thi công xây dựng từ tháng 1.2020, nghiệm thu hoàn thành vào tháng 3.2021, bảo đảm hoàn thành trước khi tích nước hồ sông Cái. Giai đoạn 2, dự án thi công công trình chính đảm bảo tiến độ phát điện tổ máy 1 vào tháng 12.2029; hoàn thành toàn bộ dự án năm 2030.Phát biểu tại buổi lễ, Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn, cho rằng Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Vì vậy, Dự án thủy điện tích năng Bác Ái có vai trò quan trọng trong hệ thống điện quốc gia, giúp ổn định hệ thống, điều tần, là công cụ giúp điều độ hệ thống điện quốc gia vận hành ổn định, an toàn tin cậy trong bối cảnh hệ thống công suất lắp đặt của các nhà máy năng lượng sạch đang tăng cao nhằm đáp ứng yêu cầu giảm thiểu phát thải. Nhà máy thủy điện Bác Ái sẽ bơm nước từ hồ sông Cái lên hồ trên để tích trữ năng lượng vào giờ thấp điểm và phát lên hệ thống lưới điện quốc gia vào giờ cao điểm, vì vậy được xem như là một hệ thống tích trữ năng lượng lớn và hết sức có ý nghĩa khi được đưa vào vận hành trong giai đoạn 2029 - 2030.Cũng theo ông Nguyễn Anh Tuấn, cùng với 2 dự án điện hạt nhân, Dự án Nhà máy thủy điện Bác Ái khi được đưa vào khai thác sẽ biến Ninh Thuận là trung tâm điện sạch lớn nhất VN, thậm chí là lớn nhất khu vực Đông Nam Á."EVN cam kết chỉ đạo, phối hợp tốt với nhà thầu và các đơn vị tư vấn trên công trường để xây dựng công trình thủy điện tích năng Bác Ái bảo đảm chất lượng, an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường và hoàn thành đúng tiến độ", ông Tuấn nói.Dịp này, EVN và liên danh các nhà thầu đã tặng tỉnh Ninh Thuận 1 tỉ đồng để thực hiện công tác an sinh xã hội, xóa nhà tạm cho người nghèo.
350 ngày công tình nguyện để xóa nhà tạm
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ chẩn đoán viêm ruột thừa có biến chứng được các y bác sĩ (BS) Bệnh viện (BV) Nhân dân Gia Định (TP.HCM) phát triển thành công. AI này hứa hẹn triển khai ở hầu hết các BV quận, huyện trên địa bàn TP.HCM, cũng như các cơ sở y tế ở vùng sâu, vùng xa, nơi không có đầy đủ trang thiết bị để hệ thống có thể hỗ trợ BS hiệu quả trong chẩn đoán bệnh viêm ruột thừa mà không cần đến các thiết bị y tế phức tạp khác.Ứng dụng AI hỗ trợ chẩn đoán viêm ruột thừa có biến chứng của BV Nhân dân Gia Định đã tham dự Giải thưởng thành tựu y khoa VN lần thứ 5, chuyên đề Y tế thông minh.TS-BS Mai Phan Tường Anh, Phó giám đốc BV Nhân dân Gia Định, cho biết viêm ruột thừa là tình trạng nhiễm trùng của ruột thừa, nguyên nhân thường do tắc nghẽn của ruột thừa với tỷ suất mới mắc là 11/10.000 người. Đây là tình trạng cấp cứu ngoại khoa thường gặp, chẩn đoán thường không quá khó, nhưng cũng có những trường hợp phát hiện trễ, điều trị chậm.Theo BS, hiện nay viêm ruột thừa được chia thành 2 thể: chưa biến chứng (chưa hoại tử hay vỡ) và có biến chứng (đã hoại tử, vỡ). Với tình trạng chưa biến chứng, bệnh nhân (BN) có thể được trì hoãn mổ, thậm chí theo những nghiên cứu mới nhất cho thấy có thể điều trị bảo tồn (không mổ) bằng thuốc cho những trường hợp rủi ro khi mổ quá cao. Ở thể bệnh có biến chứng gây viêm phúc mạc (nhiễm trùng trong màng bụng) hoặc áp xe ruột thừa thì cần phẫu thuật.Các cơ sở y tế có trang thiết bị hiện đại như các máy chụp cắt lớp điện toán (CT-scanner) hay cộng hưởng từ (MRI), việc đánh giá thể viêm ruột thừa có biến chứng hay chưa biến chứng sẽ dễ dàng và chính xác. Tuy nhiên, ở những đơn vị hạn chế về nguồn lực như BV vùng sâu, vùng xa hay vùng hải đảo thì việc chẩn đoán viêm ruột thừa chủ yếu thông qua kinh nghiệm thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm cơ bản. Vì vậy, phát triển ứng dụng AI để có thể hỗ trợ BS phân biệt 2 thể viêm ruột thừa, làm cơ sở quyết định điều trị tại chỗ hay chuyển lên tuyến trên...Để nghiên cứu sản phẩm ứng dụng AI hỗ trợ chẩn đoán viêm ruột thừa có biến chứng, nhóm tác giả đã thu thập dữ liệu từ khoảng 10.000 BN từng điều trị viêm ruột thừa tại BV Nhân dân Gia Định trong giai đoạn 2016 - 2021, bao gồm dữ liệu siêu âm và xét nghiệm máu để huấn luyện mô hình học máy (machine learning). Với kết quả siêu âm, nhóm xây dựng các dữ liệu về vị trí, khả năng thâm nhiễm xung quanh, hình ảnh dịch ổ bụng, đường kính... của ruột thừa. Với xét nghiệm máu, nhóm xây dựng dữ liệu các tổng số lượng bạch cầu, bạch cầu đa nhân trung tính và bạch cầu lympho. Dựa trên những chỉ số của máy sẽ cho được kết quả xác suất BN này nguy cơ bị viêm ruột thừa có biến chứng bao nhiêu phần trăm, từ đó BS có hướng điều trị phù hợp. Đó là mong ước của nhóm nghiên cứu khi thực hiện sản phẩm này."Thuật toán trong nghiên cứu đã chứng minh tỷ lệ dự đoán đúng trên 85%. Nghĩa là cứ 10 người được nhập dữ liệu vào thì 8 - 9 người được đoán đúng tỷ lệ viêm ruột thừa có biến chứng. Cứ mỗi 3 tháng, nhóm nghiên cứu sẽ lấy dữ liệu mổ viêm ruột thừa của BV Nhân dân Gia Định nhập vào máy để chạy huấn luyện thuật toán tiếp. Tôi tin rằng độ chính xác cũng như độ thông minh của nó sẽ càng ngày càng cao và sẽ dự đoán chính xác hơn", TS-BS Mai Phan Tường Anh nói."Chúng tôi mong muốn AI này sẽ được tích hợp vào trong bệnh án điện tử, rất đơn giản. Như vậy, khi BN viêm ruột thừa đến khám, làm xét nghiệm, thông số sẽ tự động ra được viêm ruột thừa có biến chứng là bao nhiêu phần trăm. Nếu các BV khác triển khai mà muốn tích hợp thì có thể liên hệ, BV Nhân dân Gia Định sẵn sàng chia sẻ code", TS-BS Tường Anh nói và khẳng định: Ứng dụng AI cảnh báo viêm ruột thừa có biến chứng giúp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, giảm chi phí, đặc biệt hiệu quả tại các khu vực hạn chế về nguồn lực. Mô hình đơn giản, dễ sử dụng, không yêu cầu trang thiết bị đắt tiền, có thể triển khai tại các cơ sở y tế nhỏ lẻ.Hiện sản phẩm được cụ thể hóa thành website viemruotthua.com để BS có thể thao tác và nhập các chỉ số nhằm đưa ra tiên đoán về tình trạng viêm ruột thừa biến chứng trên BN. Thuật toán AI tích hợp trên trang web này là sản phẩm của đề tài nghiên cứu cấp Sở KH-CN TP.HCM. Công trình do nhóm tác giả BV Nhân dân Gia Định và Trường ĐH Y Dược TP.HCM tiến hành trong 18 tháng. Công trình nghiên cứu này đã được nghiệm thu năm 2023 và kết quả của công trình đã công bố trên tạp chí quốc tế. (còn tiếp) BV Nhân dân Gia Định còn có sản phẩm thứ hai tham dự Giải thưởng thành tựu y khoa VN lần thứ 5, đó là phần mềm VTEShield 4.0 trong dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch.TS-BS Giang Minh Nhật, Trưởng khoa Hồi sức tim mạch, BV Nhân dân Gia Định, cho biết thuyên tắc tĩnh mạch trên BN nội trú tại các BV tăng 5 - 10 lần so với cộng đồng. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và biến chứng ở BN nhập viện, nhất là BN đã qua phẫu thuật, bất động kéo dài hoặc có yếu tố nguy cơ cao. Nếu BV nào có tỷ lệ BN thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch cao thì chứng tỏ chất lượng điều trị tại BV có vấn đề. Điều đó đặt ra vấn đề dự phòng căn bệnh này, Bộ Y tế cũng đã có khuyến cáo. Từ tình hình trên, nhóm nghiên cứu BV Nhân dân Gia định lập phần mềm VTEShield 4.0 phòng ngừa thuyên tắc huyết khối ở người bệnh nằm viện, ứng dụng vào năm 2021.TS - dược sĩ Phạm Hồng Thắm, Phó trưởng khoa Dược, BV Nhân dân Gia Định, cho biết hướng dẫn của Bộ Y tế là tất cả BN nhập viện phải thực hiện 4 bước: đánh giá nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch; đánh giá nguy cơ BN có bị xuất huyết hay không; lựa chọn biện pháp phù hợp; đưa ra giải pháp."Bình thường BS sẽ làm bằng tay với mớ câu hỏi thì mất thời gian suy nghĩ, đánh giá, nhận định... Nhưng ở đây, BS đổ dữ liệu vào và phần mềm VTEShield 4.0 giúp đưa ra cả 4 bước trên, cho ra số điểm, đồng thời phân tầng yếu tố nguy cơ của BN và đưa ra giải pháp thực hiện. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn là BS cân nhắc", TS Phạm Hồng Thắm nói.BV Nhân dân Gia Định có 50.000 BN nội trú/năm, tỷ lệ BN thuyên tắc tĩnh mạch xuất viện tại BV này đã giảm đáng kể. Theo đó, năm 2021 chiếm tỷ lệ 5,1%, năm 2022 là 4,6%, năm 2023 là 2,8%. Phần mềm đã giúp nâng cao chất lượng điều trị cho BN và giảm khối lượng công việc cho nhân viên y tế. Hiện tại, phương pháp này chỉ mới ứng dụng tại khối nội và ngoại khoa. Với kết quả này, BV Nhân dân Gia Định sẽ ứng dụng rộng rãi các chuyên khoa khác như sản khoa, ung thư, đồng thời có thể áp dụng rộng rãi ra các BV khác.
Giải đấu sẽ diễn ra từ ngày 23.12 đến ngày 25.12 tại sân vận động Đà Lạt, Khu trung tâm văn hóa thể thao tỉnh Lâm Đồng (P.7, TP.Đà Lạt).
Cấm vẫn đổ
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Phan Văn Mãi để nhận nhiệm vụ mới. Cả 2 quyết định trên được Thủ tướng ký ngày 28.2.Trước đó, ngày 20.2, tại kỳ họp lần thứ 21, HĐND TP.HCM bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Văn Được, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 83/84 phiếu bầu.Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM thay thế ông Phan Văn Mãi vừa được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội từ ngày 18.2.Hiện Thường trực UBND TP.HCM gồm ông Nguyễn Văn Được (Chủ tịch) và 5 phó chủ tịch là các ông, bà: Dương Ngọc Hải (thường trực), Võ Văn Hoan, Nguyễn Văn Dũng, Bùi Xuân Cường và Trần Thị Diệu Thúy.Ông Nguyễn Văn Được, 57 tuổi, quê H.Bến Lức, tỉnh Long An, trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị. Ông là cán bộ trưởng thành từ cơ sở trong lĩnh vực đất đai, từng giữ chức Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An, Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Long An.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI diễn ra tháng 10.2020, ông Được giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi được bầu vào Trung ương Đảng từ tháng 1.2021. Đến tháng 2.2025, Bộ Chính trị phân công ông Được giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.